Ngành Công nghệ Sinh học, những điều cần biết

Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ có sự quan tâm đặc biệt với ngành Công nghệ Sinh học, nhưng vì là một ngành còn khá mới mẻ nên sinh viên cũng có rất nhiều nỗi băn khoăn: “Ngành Công nghệ Sinh học học gì?”, “Cơ hội việc làm ngành Công nghệ Sinh học ra sao?”… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về ngành học này và có định hưởng rõ ràng cho bản thân trong tương lai.

Rất nhiều bạn trẻ có sự quan tâm đặc biệt với ngành Công nghệ Sinh họ
Rất nhiều bạn trẻ có sự quan tâm đặc biệt với ngành Công nghệ Sinh học

Ngành Công nghệ Sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

        Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm … theo phương pháp truyền thống

        Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …

        Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…

Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính

Hiện nay, tại các trường Đại học ở Việt Nam đang đào tạo cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học một số chuyên ngành như: Công nghệ vi sinh, Công nghệ tế bào, Công nghệ mô – công nghệ protein – enzyme và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ Sinh học

Sinh viên công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc thực tập công nghệ sinh học như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

Ngoài ra, các công ty nước ngoài hay các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm nên nhu cầu tuyển dụng công việc về ngành Công nghệ Sinh học ở những vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết.

Sinh viên công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau

Từ những phân tích ở trên, các bạn có thể đã phần nào hình dung được “Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Sinh học” cũng như nắm được những đặc trưng cơ bản của ngành học này. Thế nhưng để chọn được một ngành học phù hợp với bản thân, bạn còn cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa để có được sự lựa chọn chính xác nhất mang lại tiền đề cho thành công trong tương lai.