Vị thế mới của ngành Môi trường Việt Nam

Đến năm 2025 Việt Nam dự kiến sẽ phát triển ngành công nghệ môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Do đó ngành học về Môi trường là một lựa chọn khá phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai khi mà kinh tế – xã hội ngày càng phát triển với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường mà chúng ta phải đối mặt. Xã hội hiện đang cần những kỹ sư tư vấn giúp các công ty, doanh nghiệp xử lý nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm, tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân.

Hình minh họa ngành Môi trường
Hình minh họa ngành Môi trường

Cơ hội việc làm ngành Môi trường

Khi lựa chọn một ngành để theo đuổi ngoài đam mê thì cơ hội việc làm là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc để đưa ra quyết định. Và câu hỏi “Học Môi trường ra làm gì?”  là vấn đề mà nhiều bạn thí sinh thắc mắc. Tùy theo chuyên ngành môi trường đang học, các bạn sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau như:

  • Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về Quản lý Tài nguyên và Môi trường như Bộ tài Nguyên & Môi Trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Công ty Môi trường đô thị,…
  • Chuyên viên kỹ thuật bộ phận môi trường tại các  nhà máy, khu công nghiệp.
  • Chuyên viên tại các nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp thoát nước, trạm quan trắc về môi trường.
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn, nghiên cứu về môi trường.
  • Chuyên viên các trung tâm về bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục,…
  • Tự nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành khá mới mẻ, sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Điều này nghĩ là cơ hội xin việc khi ra trường sẽ khá rộng mở với rất nhiều lựa chọn.
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành khá mới mẻ, sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Điều này nghĩ là cơ hội xin việc khi ra trường sẽ khá rộng mở với rất nhiều lựa chọn.

Vị thế mới của ngành Môi trường Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mớ… sẽ tạo cơ hội cho phát triển ngành Công nghiệp môi trường. Việc  thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải, xử lý khí thải, cấp nước… đạt trình độ công nghệ cao và hiệu quả lớn là cơ hội cho ngành học này phát triển. Việc triển khai các đồng bộ các giải pháp sẽ giúp ngành công nghiệp môi trường Việt Nam khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các ngành công nghiệp và đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho thị trường đối với công tác bảo vệ môi trường.

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, lên các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Do đó ngành Công nghệ môi trường trở thành lĩnh vực được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý các vấn đề môi trường mà còn đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế.