Kỹ năng xin việc làm ngành Môi trường

Mỗi người trong chúng ta đều muốn học một ngành nghề để có một công việc tốt trong tương lai. Và sinh viên ngành môi trường cũng không ngoại lệ. Để có việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn, bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên môn thì các bạn sinh viên cần phải rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong đó có kỹ năng xin việc.

Vậy bạn có biết đến những kỹ năng xin việc làm ngành Môi trường hay chưa?

Nên tìm việc làm ngành môi trường ở đâu?

Đầu tiên, các bạn nên nhớ rằng, có rất nhiều nơi để bạn có thể rải CV xin việc làm ngành môi trường cho bạn lựa chọn. Các địa chỉ đó là:

  • Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như Sở kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Bảo vệ Môi trường, Phòng Quản lý Môi trường,…
  • Các công ty Cấp thoát nước, các nhà máy xử lý nước thải.
  • Các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất,…có bộ phận quản lý môi trường với các vị trí Chuyên viên tư vấn giải pháp, chuyên viên phụ trách vận hành hệ thống xử lý môi trường, …
  • Doanh nghiệp tư vấn giải pháp về môi trường cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Viện nghiên cứu về môi trường
  • Trường, cơ sở giáo dục có đào tạo ngành môi trường: làm công tác giảng dạy, nghiên cứu,…
Nên tìm việc làm ngành Môi trường ở đâu?
Nên tìm việc làm ngành Môi trường ở đâu?

Nên tìm việc làm ngành Môi trường ở đâu?

Cần chuẩn bị gì khi đi xin việc ngành môi trường?

Tiếp theo, bạn cần phải chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng để đáp ứng tốt yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng:

  • Tìm hiểu thông tin về công ty tuyển dụng: xem xét vị trí tuyển dụng có phù hợp với khả năng của mình hay không.
  • Viết bản CV thật ấn tượng về bản thân, chuẩn bị hồ sơ xin việc thật chỉnh chu: Đây là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn, họ có thể đánh giá bạn qua hồ sơ xin việc, vì thế, một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết được sắp xếp theo trình tự sẽ là là những điểm cộng đầu tiên cho bạn
  • Hệ thống lại những kiến thức cơ bản để vượt qua bài kiểm tra về trình độ chuyên môn.
  • Chuẩn bị trang phục phù hợp với vị trí công việc, môi trường làm việc.
  • Luyện tập các kỹ năng giao tiếp, trình bày vì đây là các kỹ năng bổ trợ cho việc thể hiện kiến thức chuyên môn của bạn.

Để được lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng thì bên cạnh kiến thức chuyên môn tốt thì sự chuẩn bị tốt về ngoại hình, hồ sơ xin việc và khả năng giao tiếp,… cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt những gì được lưu ý để sớm tìm được công việc như ý muốn nhé!