Ngành môi trường làm việc ở đâu?

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đã lên đến cấp độ “báo động đỏ” và trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng trên các mặt báo. Có lẽ vì thế mà các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy có nhu cầu khá lớn trong việc tìm kiếm những nhân sự có trình độ chuyên môn cao để đảm nhận công việc liên quan đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là lí do ngành Môi trường trở thành ngành học tiềm năng và mang đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai cho các thí sinh lựa chọn đăng kí.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành môi trường

Trên cả nước, hiện có rất nhiều trường Đại học (ĐH) uy tín ngành Môi trường như: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM,… Riêng đối với khu vực miền Trung, ĐH Duy Tân cũng là một trong số những trường dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành Môi trường.

Đào tạo ngành kỹ thuật môi trường bao nhiêu năm

Tại đây, nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Công nghệ thực phẩm trong khoảng thời gian là 4,5 năm.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận biết các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp và xử lý nước thải, khí thải, rác thải; vận hành, quản lý các hệ thống xử lý chất thải; quản lý môi trường. Không chỉ vậy, sinh viên còn được lĩnh hội kỹ năng thiết kế, bảo trì, thi công và vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn. Bên cạnh trình độ chuyên môn thì trình độ ngoại ngữ là điều không thể thiếu trong môi trường hội nhập quốc tế như hiện nay. Do đó, trong chương tình đào tạo luôn có các tín chỉ ngoại ngữ bắt buộc để rèn luyện nhuần nhuyễn khả năng nghe, nói, đọc, viết cho sinh viên.

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật môi trường

Ngành môi trường ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Môi trường, tùy vào sở thích và khả năng chuyên môn mà bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Đối với công nghệ xử lý khí thải, bạn sẽ phải đo lường chất lượng không khí, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp kịp thời; còn đối với công nghệ xử lý chất thải rắn, bạn sẽ làm việc với bộ phận quản lý các chất thải tại nhà máy, khu đô thị,… Do đó, các tân cử nhân có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên môi trường, Giám sát viên, Tư vấn viên, Chuyên gia nghiên cứu môi trường, Kỹ sư Môi trường,…

Tương ứng với các vị trí đó, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như:

  • Các Sở, Ban, Ngành Tài nguyên & Môi trường
  • Khu công nghiệp trong và ngoài nước
  • Các trạm quan trắc môi trường
  • Xí nghiệp, nhà máy
  • Công ty môi trường
  • Bệnh viện
  • Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng.