Vì sao nên phân loại rác trước khi vứt đi

Trên thế giới, nhiều quốc gia nổi tiếng bởi sự tỉ mỉ, ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Người ta nghĩ ra nhiều ý tưởng và cách làm mới lạ góp phần giảm thiểu lượng rác thải ra mỗi ngày. Phân loại rác thải là một trong những thói quen của người dân ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Việt Nam những năm gần đây cũng đã sử dụng phương pháp này. Vậy tại sao mọi người nên Phân loại rác như vậy?

Chu trình phân loại rác thải .
Chu trình phân loại rác thải .

Phân loại rác thải là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều phần khác nhau. Phân loại có thể diễn ra theo phương thức thủ công tại nhà hoặc được thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy.

Tránh lãng phí: Với sự phát triển nhanh của xã hội, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Nhiều chất thải hơn có nghĩa là nhiều hơn sự tiêu thụ và lãng phí nguồn tài nguyên. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà. Càng ít chất thải chúng ta ném đi thì chúng ta càng ít phải trả phí vận chuyển rác thải. Phân loại rác thải tại nhà là rẻ hơn cho người tiêu dùng. Hầu hết các chất thải được tạo ra tại các hộ gia đình bao gồm bao bì, thức ăn thừa và giấy. Con người nên phân chia giấy, bao bì, thức ăn thừa và chất thải nguy hại từ các chất thải khác nhau để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…

Giảm nguy cơ ô nhiễm: Các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 – 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, tại nguồn phát sinh chất thải. Dựa vào thành phần, tính chất, rác thải sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và đựng trong các bao, thùng rác khác nhau.