Những câu hỏi hay về tuyển sinh đại học ngành Môi trường

Nhiều năm trở lại đây, các ngành học về môi trường có sức hút đối với các bạn trẻ

Nhiều năm trở lại đây, các ngành học về môi trường có sức hút đối với các bạn trẻ

Nhiều năm trở lại đây, các ngành học về môi trường là một trong những ngành có sức hút đối với các bạn trẻ không chỉ bởi vì đam mê mà còn bởi vì đây là nhóm ngành đang “khát” nguồn nhân lực, hứa hẹn sẽ mang đến cho người học những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Với những sĩ tử đã và đang có ý định lựa chọn theo học nghành môi trường khi kỳ tuyển sinh 2019 đang tới gần chắc hẳn vẫn còn rất nhiều băn khoăn và thắc mắc về nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi? Những câu hỏi dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

  1. Phân biệt Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên và Môi trường?

Các ngành về môi trường trong đó có Công nghệ Kỹ thuật Môi trườngQuản lý Tài nguyên Môi trường đều đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực môi trường. Nhiều bạn trẻ khi đăng ký nguyện vọng học vẫn chưa hiểu rõ được bản chất của mỗi ngành học nên còn “lăn tăn” chưa biết chọn ngành nào là phù hợp với bản thân.

Về cơ bản, cả 2 ngành này đều cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường: đất, nước, không khí, rừng,… và các vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm môi trường, luật và các chính sách tài nguyên – môi trường,… Bên cạnh đó là những kỹ năng phân tích, đánh giá các tác động môi trường,….

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 ngành này là trong khi ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tập trung vào các công nghệ, kỹ thuật về xử lý môi trường còn ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường thì theo thiên hướng về các hệ thống quản lý môi trường. Cụ thể:

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường sẽ đào tạo ra các kỹ sư đảm nhận các công việc thực tế như: phân tích, đánh giá, tính toán, thiết kế, thi công, vận hành các hệ thống xử lý chất thải.

– Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường sẽ đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư  có khả năng phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, quản lý tài nguyên và môi trường, xây dựng các chính sách tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; có khả năng tham gia công tác quản lý và quy hoạch sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, sử dụng thành thạo các công cụ trong công tác quản lý môi trường; có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai các chính sách môi trường, tài nguyên, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hiểu rõ các qui định pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức cũng như góp phần nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp,…

  1. Những trường đại học đào tạo về môi trường uy tín?

Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo về môi trường như: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh,… và đặc biệt, trong số đó Đại học Duy Tân nổi lên như một điểm sáng về đào tạo ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cũng như trên cả nước.

Để có thể đào tạo ra những kỹ sư lành nghề làm việc trong các lĩnh vực môi trường, Đại học Duy Tân đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao với gần 20 tiến sĩ và thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học lớn ở Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, Bỉ cùng nhiều giảng viên tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ĐH Duy Tân cũng đầu tư trang bị projector và wifi ở tất cả các các phòng học cùng việc xây dựng các phòng thí nghiệm Hóa – Vi sinh – Môi trường,… theo đúng chuẩn quốc tế không chỉ đáp ứng được nhu cầu thực hành, học tập gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm của cả giảng viên và sinh viên ngành Môi trường mà còn tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học, tìm hiểu và đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề liên quan đến ngành học.

Trong suốt quá trình theo học các chuyên ngành thuộc khối Kỹ thuật Môi trường tại ĐH Duy Tân, ngoài những giờ học tập lý thuyết trên giảng đường hay thực hành tại các phòng thí nghiệm, sinh viên còn được tham gia vào những dự án thực tế để có thể vận dụng kiến thức kỹ năng đã thu nhận được vào xử lý những vấn đề trong thực tế cuộc sống. Điển hình có thể kể đến như các dự án: Dùng trùn quế xử lý rác thải sinh hoạt; Dùng vi tảo xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản,… hay đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa. Ngoài ra, qua hợp tác truyền thống với trường Singapore Polytechnic, sinh viên khối ngành Kỹ thuật Môi trường của ĐH Duy Tân sẽ được tham gia vào các dự án trao đổi nghiên cứu với sinh viên Singapore Poly để làm các nghiên cứu Môi trường phục vụ cộng đồng.

  1. Học môi trường ra làm gì?

Nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực môi trường trong những năm gần đây đang thiếu hụt trầm trọng. Bởi vậy đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những sinh viên tốt nghiệp các ngành học về môi trường.

Nhu cầu về nguồn nhân lực lĩnh vực môi trường trong những năm gần đây đang thiếu hụt trầm trọng.

Đối với ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, các công ty tư vấn về môi trường, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về quản lý và bảo vệ môi trường. Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp chương trình này hiện đang làm việc tại: Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng, Công ty Trung Nam, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Trung, các bệnh viên trong khu vực và phía nam….

Đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, có nhiều cơ hội và vị trí làm việc phù hợp với sở thích và năng lực tại các cơ quan nhà nước về Quản lý Tài nguyên và Môi trường (từ trung ương đến địa phương) như Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục/Cục quản lý Biển và Hải đảo, Cục Điều tra và kiểm soát tài nguyên môi trường biển, Cục/Chi cục Quản lý khai thác biển và hải đảo, Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Tài nguyên – Môi trường, Công ty Môi trường Đô thị, các Phòng/Ban Quản lý môi trường, đô thị thuộc các Quận/Huyện; Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến tài nguyên và môi trường; Các tổ chức dịch vụ, tư vấn,… về khai thác và quản lý tài nguyên và môi trường; Các bộ phận đảm nhiệm công tác kiểm soát hoặc quản lý môi trường, an toàn lao động tại các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh…