Nhu cầu nhân lực trong ngành môi trường

Những vấn đề về ngành môi trường luôn được các quốc gia trên thế giới ưu tiên quan tâm hàng đầu. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi xu hướng chung của nhân loại là mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người đang hướng đến tiêu chí xanh – sạch – thân thiện với môi trường. Bởi vậy, các quốc gia trong đó có Việt Nam đều tuân thủ theo những tiêu chuẩn môi trường trong mọi hoạt động, từ đó kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn làm việc trong lĩnh vực môi trường ngày càng tăng.

Ngành Môi trường - Ảnh minh họa
Ngành Môi trường – Ảnh minh họa

Nhu cầu nhân lực trong ngành môi trường

Hiện nay, nguồn nhân lực ngành môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế cả về số lượng lẫn chất lượng. Không chỉ ở các cơ quan nhà nước, các công ty cấp thoát nước, doanh nghiệp tư vấn giải pháp môi trường, hay các tổ chức phi chính phủ thực hiện dự án về môi trường,… đang thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn và trình độ trong ngành này mà hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp đều cần đến các kỹ sư môi trường để thực hiện công việc quản lý sản xuất, kinh doanh các sản phẩm,… theo công nghệ cũng như quy trình xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa

Nhận định được tầm quan trọng của việc phát triển và bổ sung nguồn nhân lực ngành môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2012 – 2020 vào ngày 30/12/2011. Theo đó, nhu cầu nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung cho lực lượng công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012 – 2015 là khoảng 45.000 người. Giai đoạn từ 2016 đến 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành tài nguyên và môi trường, nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20% đến 25% so với giai đoạn 2012 – 2015, nghĩa là vẫn cần từ 33.000 – 36.000 người. Đối với lĩnh vực môi trường nói riêng,nhân lực hiện có khoảng 10.000 người, giai đoạn 2012-2020 cần thay thế và tuyển mới khoảng 10.000 người phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Trước thực trạng “khát” nguồn nhân lực ngành môi trường như vậy, nhiều trường đại học trong đó có thể kể đến là Đại học Duy Tân đã đẩy mạnh công tác đào tạo đối với ngành này nhằm đáp ứng được phần nào nhu cầu của xã hội. Hiện tại, đối với ngành môi trường, Đại học Duy Tân đã và đang đào tạo 2 chuyên ngành gồm Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường cùng Quản lý Tài nguyên & Môi trường. Chủ trương của nhà trường là đào tạo gắn liền với trải nghiệm thực tiễn nên những sinh viên khi theo học ngành môi trường tại Đại học Duy Tân đã được tham gia vào nhiều hoạt động thiết thực với các tổ chức quản lý môi trường cũng như các công ty xử lý, dịch vụ môi trường trên địa bàn Tp. Đà Nẵng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Môi trường của Đại học Duy Tân còn trực tiếp tham gia vào nhiều dự án thực tế, vận dụng kiến thức kỹ năng đã thu nhận được vào xử lý những vấn đề về môi trường trong thực tế cuộc sống. Điển hình có thể kể đến như các dự án: Dùng trùn quế xử lý rác thải sinh hoạt; Dùng vi tảo xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản,… hay Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa. Ngoài ra, qua hợp tác truyền thống với trường Singapore Polytechnic, sinh viên ngành Môi trường của Đại học Duy Tân sẽ được tham gia vào các dự án trao đổi nghiên cứu với sinh viên Singapore Poly để làm các nghiên cứu Môi trường phục vụ cộng đồng. Các hoạt động này không chỉ giúp cho sinh viên có thêm các kiến thức từ thực tế cuộc sống mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.