Vai trò của tầng Ozon

Bạn có biết, trái đất của chúng ta được bảo vệ bởi 05 và nhờ vậy con người cũng như các loại động thực vật mới có thể sinh sôi, nảy nở được. Tuy nhiên, bạn cũng có biết rằng tầng Ozon của chúng ta đang bị thủng, kèm theo là nhiều mối nguy hại đến với môi trường, với mọi sự sống trên trái đất?

Tầng ozon năm ở độ cao 25- 30km
Tầng ozon năm ở độ cao 25- 30km

Tầng Ozon là gì?

Ozon là tầng được hình thành trong khí quyển, do các tia cực tím khi chạm phải các phân tử oxy thì oxy nguyên tử sẽ kết hợp với một phân tử oxy và tạo thành ozon. Như vậy thi ozon chính là họ hàng của oxy. Trong khí quyển có một tầng gọi là tầng bình lưu, trong tầng này có một lớp giàu khí ozon. Lượng ozon trong không khí rất thấp và khi lên độ cao 25-30km hàm lượng ozon mới đậm đặc, tầng khí quyển ở độ cao này được con người gọi là tầng ozon.

Tầng ozon có vai trò ngăn các tia cực tím chiếu xuống trái đất
Tầng ozon có vai trò ngăn các tia cực tím chiếu xuống trái đất

Tầng ozon có vai trò gì?

Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.

Các hợp chất có trong ozon cũng có tính sát khuẩn và khử trùng nên được con người sử dụng để khử trùng trong nước sinh hoạt thay cho phương pháp thông thường là dùng Clo.

Lỗ thủng tầng ozon theo từng năm
Lỗ thủng tầng ozon theo từng năm

Tầng Ozon đang bị thủng

Tầng ozon được ví như là chiếc “áo giáp” mỏng manh của trái đất, thế nhưng hiện tại tầng ozon đã bị thủng và các nhà khoa học trên thế giới rất lo ngại lỗ thủng sẽ lớn dần. Lỗ thủng đầu tiên được phát hiện ở khí quyển của Nam Cực vào năm 1980. Cho đến nay, lỗ thủng này vẫn còn tồn tại và chưa có cách nào để “vá” lành lại.

Nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon hỏng chủ yếu là do con người và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Việc con người sử dụng nhiều hóa chất độc hại để diệt trừ sâu bọ, sử dụng Freon trong hệ thống khéo kín của tủ lạnh, các công nghệ đông lạnh,… khiến các hóa chất độc hại này khi thải ra ngoài môi trường sẽ bay lên khí quyển và phá vỡ kết cấu của tầng ozon.

Ở những hoạt động sản xuất công nghiệp khác, các khí thải công nghiệp như NO hay CO2 là những loại khí độc và tồn tại rất lâu trong khí quyển nên khi được thải ra cũng là một trong những nguyên nhân gây thủng tầng ozon. Trong khí đó, cuộc sống càng phát triển, nền công nghiệp ở các quốc gia cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều nhà máy, nhiều xí nghiệp ở đủ mọi lĩnh vực. Điều này khiến cho lượng khí độc hại được thải vào môi trường, bay lên khí quyển ngày càng nhiều hơn, tầng ozon sẽ bị phá hủy nhiều hơn.

Những khí thải độc hại gây ảnh hưởng đến tầng ozon còn đến từ việc con người sử dụng các phương tiện giao thông. Hầu hết những phương tiện này đều sử dụng xăng dầu để hoạt động và khi lưu thông sẽ thải ra môi trường những khí thải rất độc hại.

Hậu quả khi tầng Ozon thủng

Như đã nói, tầng ozon có vai trò hấp thụ các tia cực tím, ngăn không cho chiếu xuống trái đất. Bởi vậy, khi tầng ozon bị thủng, các tia cực tím có thể lọt qua được và đe dọa đến sức khỏe của con người và các loài động vật. Khi con người và động vật bị các tia cực tím chiếu vào, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, thậm chí là phá hủy khiến dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư da, đục thủy tinh thể,… Tia cực tím cũng khiến cho hệ sinh thái ở trái đất bị mất cân bằng. Các loài tôm, cua, cá,… bị giảm khả năng sinh trưởng và sinh sản. Tầng ozon thủng còn khiến cho khí quyển bị ô nhiễm, chất lượng không khí và môi trường sống bị giảm. Từ đó đe dọa đến sự sống của muôn loài trên trái đất.