Hiểm họa khôn lường khi rừng bị tàn phá

Rừng được ví như “lá phổi xanh” của trái đất, có vai trò vô cùng quan trọng đối với  cuộc sống của con người. Thế nhưng, ở Việt Nam nói riêng và trên trái đất nói chung, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và kéo theo đó là những kiểm họa khôn  lường, đe dọa đến cuộc sống của con người cũng như đến sự phát triển của nhân loại.

 tàn phá rừng

Lá phổi xanh của trái đất

Tầm quan trọng của rừng

Bạn có biết, lượng oxy và cacbonnic trong không khí được cân bằng là nhờ các cây xanh, nhờ vào rừng. Cây xanh khi sinh trưởng sẽ hấp thụ khí cacbon để quang hợp và nhả khí oxy vào môi trường nhưng khi chết đi thì ngược lại, chúng sẽ thải ra khí cacbon. Bởi vậy, cây xanh giúp giảm nhẹ sự ảnh hưởng của các chất/khí thải độc hại gây ra ô nhiễm môi trường, giúp cho không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày trở nên trong lành hơn.

Rừng là “lá phổi xanh” của nhân loại

Bạn có biết, nhờ có cây xanh, nhờ có rừng mà đất đai của chúng ta vẫn còn màu mỡ, đất cũng hạn chế được việc bị xói mòn, những trận lũ lụt cũng trở nên bớt hung dữ hơn. Đó là lí do vì sao, ở những vùng miền núi thường có nhiều rừng phòng hộ là vì đó là những vùng thường xảy ra lũ quét, có những trận mưa lớn gây ra sạt lở đất. Và nhờ có rừng sẽ làm giảm được tốc độ của dòng chảy, giảm thiếu được những thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, rừng còn là nơi cung cấp cho con người một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và quý giá. Có thể kể đến như: cung cấp gỗ, củi, dược liệu để làm thuốc, “tàng trữ” những nguồn gen động thực vật quý hiếm, …

Rừng bị tàn phá như thế nào ở Việt Nam

Theo báo cáo thống kê tính đến ngày 31/12/2017, diện tích rừng của nước ta đạt hơn 14 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha và rừng trồng là hơn 4 triệu ha. Độ che phủ tiêu chuẩn của rừng cũng đạt hơn 40%. Nhìn vào con số, ai cũng sẽ nghĩ diện tích rừng được ghi nhận là tăng lên nhưng vấn đề chúng ta cần quan tâm ở đây là chất lượng của rừng. Bởi, thực tế diện tích rừng tăng lên, độ che phủ đạt chuẩn nhưng càng ngày lại chủ yếu là rừng rồng còn rừng tự nhiên vẫn đang ngày càng bị thu hẹp và lấn chiếm. Trong khi đó, rừng trồng có mức sinh học thấp còn rừng tự nhiên với mức sinh học đa dạng thì lại thấp.

Nạn chặt phá rừng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích rừng bị thu hẹp

Vậy lí do nào rừng khiến tự nhiên lại ngày càng bị thu hẹp? Đó là vì diện tích của rừng trong quá trình quy hoạch bị chuyển đổi mục đích sử dụng; do nạn chặt phá rừng của lâm tặc, do người dân tàn phá rừng dể làm nương rẫy,… do con người khai thác quá mức lâm sản, rừng bị cháy do thời tiết và do chính ý thức của con người,…

Hệ lụy của việc tàn phá rừng

Như ở trên đã nói về tầm quan trọng của rừng thì giờ bạn có thể hình dung ra được những hiểm họa nào sẽ xảy ra khi rừng bị tàn phá? Không còn rừng, lấy gì ngăn lũ lại? lấy gì hạn chế việc xói mòn đất? lấy gì điều hòa không khí? lấy gì cho các động vật và con người sinh sống?…

Rừng bị tàn phá sẽ đe dọa đến cuộc sống của con người

Khi theo dõi thời sự và tin tức, sẽ có những lúc bạn thấy được hình ảnh của những tuyến đường bị cô lập bởi sạt lở đất. Những trận lũ quét nhất là những trận lũ đầu nguồn đến bất chợt vào nửa đêm không có gì ngăn lại đã cuốn băng tất cả nhà cửa, ruộng vườn và biết bao sinh mạng. Ngay cả khi đi trong thành phố, con người phải đối mặt với khói bụi dày đặc, che chắn khẩu trang đến nỗi không thở được. Những căn bệnh về hô hấp, ung thư,… cứ ngày một gia tăng là bởi “lá phổi xanh” đang ngày càng bị tổn hại nghiêm trọng,… Bởi vậy, bảo vệ rừng là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Chung tay bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bảo vệ tương lai của nhân loại.