Môi trường
6 nguyên tắc sử dụng thực phẩm an toàn
“Ăn không chỉ để no, mà ăn là còn lo cho sức khỏe”. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao, làm cho nhu cầu ăn uống ngày càng phức tạp. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm trong thời gian trở lại đây. Người tiêu dùng thường hay đỗ lỗi cho thực phẩm bị ôi, thiu, kém chất lượng,…mà quên rằng chính cách sử dụng thực phẩm cũng 1 phần tác động lớn đến sức khỏe của chúng ta. Cùng đọc bài viết để nắm được 6 nguyên tắc vàng sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo nhất.
- Chọn thực phẩm “chất lượng”
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người tiêu dùng cần phải hết sức thận trọng bởi thị trường vẫn còn nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng chém chất lượng.
Điều tiên quyết là phải chọn mua những thực phẩm tươi, ngon ở những nơi uy tín, đảm bảo. Bạn có thể mua tại chợ hoặc các siêu thị. Nên nhớ, đừng bao giờ mua thực phẩm, đặc biệt là thịt, cá,…ở những nơi lạ, không rõ nguồn gốc. Và đặc biệt, những thực phẩm có giá quá rẻ so với thị trường thì nên đặt câu hỏi nghi ngờ.
Không nên mua thực phẩm với số lượng nhiều trong một lần, để tránh phải bảo quản dài ngày, lại giữ được chất lượng của thực phẩm vừa tươi ngon vừa an toàn cho sức khỏe của gia đình.
- Thực hiện “ăn chín, uống an toàn”
Thức ăn sẽ ngon và đảm bảo chất nhất khi vừa được nấu xong. Hãy tạm gác những công việc dang dở để cùng ngồi vào bàn trò chuyện, thưởng thức bữa ăn của gia đình.
Khi lượng thực phẩm chín dùng không hết, các bà nội trợ nên lấy riêng ra một lượng nhất định cho vào các hộp để nguội, đậy nắp kín rồi đưa vào tủ lạnh. Khi nào cần ăn thì lấy ra hâm nóng, nên nhớ là đun kỹ thức ăn cũ trước khi ăn, để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và đang tồn tại trong thức ăn, phòng ngừa ngộ độc. Tuy nhiên chỉ nên dùng thức ăn bữa trước thêm một lần (khoảng 5-6 tiếng).
Chúng ta cứ nghĩ nước đun sôi là đảm bảo an toàn, nhưng thật ra đun sôi nước chỉ loại bỏ vi sinh vật, ký sinh trùng, không có tác dụng với nhiều tạp chất, kim loại nặng. Mặt khác, nước đun sôi để nguội sau 12 tiếng có thể bị tái nhiễm khuẩn. Khoa học phát triển, chúng ta đã có nhiều phương pháp lọc nước để loại bỏ các yếu tố có hại cho sức khỏe. “Ăn chín – uống sôi” thôi chưa đủ mà hiện nay chúng ta cần “ăn chín – uống an toàn” để có được sức khỏe đảm bảo. Sử dụng chiếc máy lọc nước thông minh và đạt chuẩn là lựa chọn của người tiêu dùng thông thái.
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín
Tuyệt đối không để lẫn thức ăn sống với thức ăn chín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh. Không trộn lẫn thực phẩm cũ và mới để các sinh vật gây ngộ độc trong thực phẩm cũ không lây nhiễm sang thực phẩm mới.
- Sạch sẽ trong chế biến
Bàn tay là một yếu tố trung gian chuyền mầm bệnh. Bàn tay của người chế biến thực phẩm cần phải được rửa sạch và giữ vệ sinh trong suốt quá trình chế biến.
Cần giữ khu vực bếp, nơi chế biến thức ăn gọn gàng, ngăn nắp, bề mặt khô sạch, cách xa các nguồn gây ô nhiễm như chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, rác thải,…. Không để nước, rác bẩn ứ đọng và cần được thường xuyên làm vệ sinh lau rửa để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn. Điều thực tế là khi nhìn 1 căn bếp gọn gàng, sạch sẽ, người làm bếp sẽ có thêm nhiều cảm hứng chế biến hơn.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi côn trùng, các loài gặm nhấm
Thực phẩm sau khi nấu chín cần đựơc che đậy bằng lồng bàn hay đựng vào tủ thức ăn để tránh nhiễm bẩn từ môi truờng (khói, bụi,..) hoặc côn trùng (kiến, gián, chuột,…). Thực hiện các biện pháp diệt côn trùng và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
- Sử dụng nguồn nước sạch
Nguồn nước là vấn đề rất quan trọng trong việc vệ sinh thực phẩm cũng như sử dụng trong ăn uống. Nguồn nước bẩn dùng lâu ngày sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật mà chúng ta không lường trước được. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kỳ loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.