Công nghệ xanh
Giờ trái đất
Nhiều năm trở lại đây, Giờ Trái đất là một trong những sự kiện mang đến ý nghĩa lớn đối với việc tạo thói quen tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường sống.
Nguồn gốc của Giờ Trái đất
Giờ Trái đất là sự kiện do WWF – Quỹ quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng. Sự kiện này được diễn ra lần đầu tiên vào ngày 31/3/2007 tại Sydney (Australia) với sự hưởng ứng của hơn 2,2 triệu người dân và 2.100 doanh nghiệp. Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tắt đèn cùng các thiết bị điện trong 1h đồng hồ, bắt đầu từ 20h30 – 21h30 nhằm mục đích góp phần vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. Sau đó, Giờ Trái đất đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều quốc gia khác trên thế giới và biến đó thành sự kiện thường niên. Cho đến nay, đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng sự kiện này.
Ý nghĩa của Giờ Trái đất
Sự kiện Giờ Trái đất thực sự đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người và cuộc sống của cộng đồng. Đầu tiên phải kể đến là ý thức của mỗi người dân về việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng được nâng cao. Tiếp đến là hành động nhỏ nhưng hiệu quả lớn góp phần bảo vệ môi trường sống.
Tại Việt Nam, theo công bố, sự kiện Giờ Trái đất năm 2018 đã tiết kiệm được 485 kWh điện, tương đương 834 triệu đồng. Và, bạn hãy nghĩ xem, nếu chúng ta duy trì thói quen tắt đèn và các thiết bị điện 1h/ngày thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong 1 năm? Số tiền đó có thể sử dụng cho rất nhiều việc có ý nghĩa khác, vì lợi ích cộng đồng.