Cơ hội nghề nghiệp
Bạn có nên học ngành Môi trường hay không?
Các chuyên ngành Môi trường thường là ngành học để sinh viên nghiên cứu về hệ thống môi trường, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chuyên thiên nhiên và những vấn vấn đề xung quanh cuộc sống con người như: đất, nước, không khí, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng,… Nếu bản thân vẫn còn đang phân vân không biết “Có nên học ngành Môi trường hay không?” thì hãy dành thời gian đọc bài viết dưới này nhé!
Là ngành học xã hội đang cần
Việc giải quyết các vấn đề môi trường đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành môi trường được đào tạo hiện nay ở nước ta còn thiếu cả về số lượng và năng lực thực hiện công việc so với nhu cầu của xã hội. Để đáp ứng với sự thiếu hụt này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định rõ quan điểm và mục tiêu cụ thể về nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường trong quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường đoạn 2012 – 2020.
– Phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường, xem đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực này là đầu tư phát triển.
– Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó ưu tiên đối với các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường, Biến đổi khí hậu, Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.
– Ở cấp độ doanh nghiệp, nhu cầu lao động ngành môi trường có trình độ đại học hiện khá đa dạng. Sẽ không khó để bạn tìm kiếm vị trí công việc “cán bộ môi trường” tại các công ty lớn thông qua mạng internet.
Theo học ngành môi trường sẽ là lựa chọn đúng đắn giúp bạn có một công việc đúng chuyên ngành được đào tạo ngay sau khi ra trường.
Cơ hội việc làm ngành Môi trường
Khi lựa chọn một ngành để theo đuổi ngoài đam mê thì cơ hội việc làm là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc để đưa ra quyết định. Và câu hỏi “Học Môi trường ra làm gì?” là vấn đề mà nhiều bạn thí sinh thắc mắc. Tùy theo chuyên ngành đang học, các bạn sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau:
– Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về Quản lý Tài nguyên và Môi trường như Bộ tài Nguyên & Môi Trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Công ty Môi trường đô thị,…
– Chuyên viên kỹ thuật bộ phận môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp.
– Chuyên viên tại các nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp thoát nước, trạm quan trắc về môi trường.
– Cán bộ tại các công ty tư vấn, nghiên cứu về môi trường.
– Chuyên viên các trung tâm về bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên.
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục,…
– Tự nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về môi trường.
Mức lương cho chuyên viên ngành Môi trường
Khi làm việc trong ngành này, bạn có cơ hội thử sức ở nhiều công việc với sự đa dạng về hình thức và mức lương cơ bản mà các chuyên viên ngành Môi trường thường nhận được là từ 4 đến 6 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, đó chỉ là mức lương cơ bản cho những bạn sinh viên mới ra trường; đối với những người đã có kinh nghiệm thì mức lương nhận được thường là 11 triệu hoặc nhiều hơn thế nữa. Khi làm trong ngành này, nhân viên đều được hưởng các trợ cấp như lương trách nhiệm, lương độc hại, lương hỗ trợ,…Tùy theo thời gian làm việc làm mức lương có thể cao hơn rất nhiều.
Từ những nội dung đã được nêu ra ở trên có lẽ bạn đã phần nào giải tỏa được phân vân “Có nên học ngành Môi trường hay không?” rồi chỉ. Nhưng chỉ với những nội dung đó có lẽ bạn vẫn chưa thật sự chắc chắn với quyết định của bản thân, do đó bạn nên tìm hiểu thêm về ngành học thú vị này chẳng hạn như: “Ngành môi trường có thể làm những công việc nào?”; “Những công việc làm đang hot trong ngành Môi trường?”; “Ngành môi trường học và thi khối nào?”… từ đó bạn sẽ tự tin hơn với quyết định của mình.