Kiến thức kỹ năng
Những tài nguyên khoáng sản phổ biến ở nước ta
Việt Nam là một trong những nước thuộc top giàu tài nguyên khoáng sản của thế giới. Các loại tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại,có thể điểm danh một số loại như:
1 . Than
Việt Nam là nước rất có tiềm năng về than với đủ các loại hình, từ than Antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài đến than nâu. Ước tính, trữ lượng than ở Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ tấn trong đó có 3,3 tỷ tấn thuộc mỏ Quảng Ninh, số còn lại được phân bố rải rác ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương,…
Mặc dù có nhiều loại than nhưng xét về đặc tính có thể chia thành 3 loại là:
+Than biến chất thấp (lignit – á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng.
+ Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh.
+ Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn.
- Quặng Apatit
Apatit là một nhóm các khoáng vật phosphat gồm hidroxylapatit, cloroapatit, floroapatit. Ở Việt Nam, quặng Apatit chủ yếu tập trung ở Lào Cai và được khai thác để làm phân bón chứa lân. Apatit Lào Cai được phân chia ra 4 loại quặng khác nhau:
– Quặng loại I: Là loại quặng đơn khoáng, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 28-40%.
– Quặng loại II: Hàm lượng P2O5 chiếm 18-25%.
– Quặng loại III: Là quặng apatit-thạch anh, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 12-20%, trung bình khoảng 15%.
– Quặng loại IV: Là quặng apatit-thạch anh-dolomit, với hàm lượng P2O5 8-10%.
3 . Quặng Titan
Trữ lượng quặng Titan ở Việt Nam được dự báo là khá lớn, ước tính chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng titan thế giới, đứng sau Canada, Mỹ, Na Uy, Ấn Độ và Australia. Quặng titan ở Việt Nam gồm các loại hình mỏ: Quặng titangốc; quặng titan eluvi, deluvi; quặng sa khoáng titan – zircon.Quặng titan gốc: Trữ lượng đã xác định là 4,8 triệu tấn ilmenit, nhưng có điều kiện khai thác và chế biến khó khăn. Quặng titaneluvi, deluvi: Tổng tài nguyên đã đánh giá là hơn 4 triệu tấn ilmenit.
- Quặng sắt
Tiềm năng quặng sắt ở nước ta rất lớn. Hiện nay, trên cả nước đã có gần 300 điểm khai thác quặng sắt. Một số mỏ quặng sắt hiện đang cho trữ lượng khai thác lớn là Mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh: Được đánh giá là mỏ có trữ lượng lớn nhất tại Đông Nam Á; Mỏ Quý Sa – Lào Cai: Là mỏ quặng sắt lớn thứ 2 của Việt Nam sau mỏ Thạch Khê; Các mỏ khác như: Trại Cau, Tiến Bộ, Ngườm Tráng, Nà Lũng,…. có trữ lượng không nhiều lại nằm rải rác nhiều nơi.