Kiến thức kỹ năng
Những điều cần biết cho sinh viên Công nghệ Thực phẩm
Trước khi quyết định học ngành này các bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết về sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm nhé! Những năm trở lại đây, việc thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường đã trở thành một vấn nạn và lựa chọn được nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn là một trong những vấn đề luôn được người dân quan tâm hàng đầu. Chính bởi điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghệ Thực phẩm và ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành này.
Thông tin chi tiết về ngành Công nghệ Thực phẩm
Giới thiệu về ngành Công nghệ Thực phẩm? Hiểu một cách cơ bản nhất thì ngành Công nghệ Thực phẩm là ngành đào tạo ra những Kỹ sư chuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quy trình chế biển thực phẩm; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới; thiết kế các quy trình thực phẩm ngon, dinh dưỡng, an toàn và thuận tiện,…
Ngành Công nghệ Thực phẩm học những môn gì?
Theo chương trình đào tạo của Đại học Duy Tân – một trong những đơn vị có chương trình đào tạo uy tín, chất lượng và được nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký theo học thì: Sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Duy Tân sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương, các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật cùng các học phần chuyên sâu như Hóa học Thực phẩm, Vi sinh, Thiết kế Nhà máy Thực phẩm, An toàn thực phẩm, Dinh dưỡng,… Kiến thức và kỹ năng về: Chế biến thực phẩm; Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chủ lực của khu vực (bia, nước giải khát, lương thực, rau quả, thủy hải sản, thịt,…): Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm,… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, thực hiện các dự án khoa học kỹ thuật.
Cơ hội việc làm cho sinh viên Công nghệ Thực phẩm
Cũng theo Đại học Duy Tân, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm có thể làm việc ở các công ty chuyên mua bán xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm; Các cơ sở dịch vụ về thực phẩm; Bộ phận Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương trong các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế; Các bộ phận liên quan đến lĩnh vực bảo đảm chất lượng, dinh dưỡng, kiểm nghiệm… của các Trung tâm Y tế và Y tế Dự phòng; Các Viện Nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm như Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như các trường đại học, cao đẳng.
Toàn bộ thông tin chi tiết ngành Công nghệ Thực phẩm trên đây đã khép lai nội dung bài viết hữu ích này. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích, những kiến thức cần thiết để các bạn tìm hiểu trước khi vững tâm có quyết định đăng ký ngành học đầy tiềm năng này. Chúc các bạn thành công!
Pingback: Học ngành Công nghệ Thực phẩm ở trường nào? Cơ hội việc làm ra sao?