Kiến thức kỹ năng
Ngành Môi trường học khối nào? Phương thức xét tuyển?
Ngành Môi trường học khối nào ? Cùng tìm hiểu thông tin về khối xét tuyển và phương thức xét tuyển trong bài viết dưới đây. Ngành học này hiện đang là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao hiện nay, đang được nhiều thí sinh quan tâm & lựa chọn.
Ngành Môi trường học khối nào?
Dưới đây là thông tin khối thi và tổ hợp môn xét tuyển của ngành học này:
Ngày nay, có lẽ chúng ta thường nghe nói rất nhiều tới môi trường và bảo vệ môi trường. Đã bao giờ bạn tự hỏi môi trường là gì? Hiểu một cách chung và đơn giản nhất, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng đến một sinh vật hoặc một hệ xác định khác trong thời gian sống của nó. Ngành môi trường là ngành học cung cấp các kiến thức cơ bản về tài nguyên và quản lý môi trường.
Sinh viên theo học ngành môi trường tại ĐH Duy Tân sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản & chuyên sâu về tài nguyên, khoáng sản, năng lượng, đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học. Do đó khối xét tuyển vào ngành môi trường khá đa dạng, đem đến nhiều thuận lợi cho thí sinh.
Bên cạnh phương thức tuyển sinh bằng điểm thi THPT quốc gia, trường còn áp dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT vì vậy Thí sinh có thể chủ động chọn lựa hình thức và tổ hợp xét tuyển mình có lợi thế nhất.
Ngành Môi trường lấy bao nhiêu điểm ?
Nhìn chung, điểm chuẩn ngành Tài nguyên môi trường ở mức trung bình. Vì thế, thí sinh không cần có học lực quá xuất sắc cũng có thể trúng tuyển vào ngành học tại những trường Đại học. Điểm chuẩn THPT của dao động ở mức 13-15 điểm, điểm chuẩn xét học bạ THPT ở mức 18 điểm tùy từng năm tuyển sinh.
Công việc chính của kỹ sư môi trường sau tốt nghiệp
- Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.
- Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, quyết định biện pháp, quy trình xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.
- Trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình xử lí ô nhiễm, đảm bảo quy trình vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Tham gia nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường (chỉ tiêu về nước thải, khí thải v.v…). Những tiêu chuẩn này chính là cơ sở để các nhà môi trường đánh giá xem một nhà máy, xí nghiệp… có gây ô nhiễm môi trường hay không.
- ….
Bài viết đã giải đáp cho bạn về việc muốn thi vào Ngành Môi trường học khối gì ? Phương thức xét tuyển ra sao? Việc học ngành này có khó hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và sự chăm chỉ học tập của mỗi người.
Biết cách nắm vững kiến thức cơ bản & chuyên sâu về ngành học là chìa khóa thành công trong sự nghiệp của các bạn sau này. Chúc các bạn thành công