Môi trường
Xóa bỏ thói quen dùng đồ nhựa “bừa bãi” trong cuộc sống
Môi trường đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó nguyên nhân ô nhiễm từ rác thải bởi các vật dụng từ nhựa chiếm tỷ lệ lớn. Với đặc tính tiện lợi, sử dụng một lần rồi bỏ đi nên lượng rác thải từ các vật dụng từ nhựa, túi ni lông ngày một gia tăng đến mức báo động. Điều này tạo ra những gánh nặng khủng khiếp cho môi trường.
Việc hạn chế sử dụng chất thải từ nhựa, ni lông trở thành yêu cầu bức thiết ngay lúc này.
Điều đáng lo ngại là rác thải từ nhựa, túi ni lông được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và được xử lý bằng biện pháp chôn lấp nhưng rác thải này rất khó phân hủy hoặc phân hủy được trong thời gian dài, điều này gây ô nhiễm môi trường nặng nề, kéo theo hệ lụy cho sự phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bao bì, chất thải sinh hoạt từ nhựa, túi ni long tồn tại rất nhiều trong rác thải sinh hoạt, để rác thải sinh hoạt tự phân hủy tự nhiên ngoài môi trường thì mất khoảng từ 200 đến hơn 500 năm, còn nếu chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nước và đất, gây cản trở sự phát triển của các loài thực vật, làm kém phát triển, đồng thời là nguyên nhân của sói mòn đất, và nếu đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dễ gây ngộ độc, thậm chí gây ung thư. Ở những thành phố phát triển như Đà Nẵng, sự lạm dụng tiện lợi của túi ni lông, kết hợp với thói quen vứt rác bừa bãi của con người khiến các vật dụng từ nhựa, túi ni lông trở thành thứ rác thải tràn lan trong cuộc sống, thực tế này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị là còn tác nhân ẩn chứa vi khuẩn gây bệnh, ô nhiễm môi trường sống khôn lường.
Trong thời gian gần đây, Nhà nước đã tăng cường thông tin về các vật dụng từ nhựa, ni lông gây ảnh hưởng đến môi trường sống, khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các vật dụng là các túi ni lông, các ly nhựa, chén nhựa tự hủy, ống hút bằng gạo, ống tre, thực hiện chương trình nói không với đồ nhựa, gói thực phẩm bằng lá chuối tuy nhiên những hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở các mô hình điểm, kết thúc các đợt phát động người tiêu dùng lại quay về sử dụng các đồ nhựa dễ mua, dễ sử dụng bởi với người tiêu dùng, tuy ít nhiều biết tác hại của các vật dụng từ nhựa khó hủy gây nguy hiểm cho môi trường, sức khỏe con người nhưng vẫn chưa thể từ bỏ thói quen. Mặc dù được Nhà nước vận động người dân sử dụng, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nhưng hiện trên thị trường vẫn chưa được sử dụng nhiều, phổ biến, vì thế việc kêu gọi cộng đồng nhân dân sử dụng có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tiến tới không sử dụng các vật dụng từ nhựa một cách tự giác không chỉ là việc làm của các tổ chức cơ quan chức năng mà cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Các ngành chức năng, cơ quan nhà nước cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tuyên truyền hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần hàng ngày, đánh thuế ô nhiễm môi trường đối với túi ni lông tái chế, tái sử dụng túi ni long, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất các vật dụng thay thế đồ nhựa thân thiện với môi trường.
Riêng tại trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng, khoa Môi trường đã phối hợp cùng các phòng ban và khoa khác trong toàn trường triển khai thực hành thường niên nhiều chương trình tuyên truyền như hạn chế sử dụng túi ni lông bảo vệ môi trường, sử dụng túi bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động ra quân vì môi trường; tổ chức các buổi gom nhặt rác, làm sạch bãi biển, nơi công cộng, ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp thay dần các ly thủy tinh sử dụng nhiều lần thay vì dùng chai nước từ nhựa sử dụng một lần, các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng đã thay dần các ống hút nhựa bằng ống hút từ gạo, bột, ống tre.
Có thể nói, việc hạn chế sử dụng chất thải từ nhựa, ni lông đã trở thành yêu cầu bức thiết ngay lúc này, vì vậy ngoài các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì cần có sự chung tay của những sinh viên ngành Môi trường trong việc nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng từ việc bảo vệ môi trường sống của chính mình và toàn xã hội.